![]() ![]() Quotes on Happiness ![]() Chữ và Ngĩa (Trúc Huy) ![]() mon Coeur ... (Chế Lan Viên) ![]() in the Fog (Nhất Linh) ![]() Live (Khái Hưng) ![]() my Heart ... (Chế Lan Viên) ![]() Perfect Wisdom (Prajna Paramita) ![]() ![]() Của Mẹ ![]() Photos ![]() ~~ Scenery ~~ |
![]() DI CẤU TỪ ĐƯỜNG ![]() Thường nghe: “Ăn trái nhớ cội, uống nước nhớ nguồn”, tính niệm ân niệm đức của con người đối với sự việc là một tâm tính có sẵn, huống đối với những đấng sanh thành tạo hoá ra thân chúng ta, ra thân sinh chúng ta cùng các tổ khảo những đời trên nữa, thời tấm lòng niệm ân niệm đức của chúng ta lẽ phải thiết tha nhiệt liệt là dường nào. Chúng ta có cái thân mấy thước này, đội lấy cái tên Trần Công hay Trần Thị này, há chẳng phải nhờ một giọt huyết của liệt tổ tỷ ta di truyền xuống cho. Huống nữa công danh sự nghiệp lớn nhỏ thế nào há chẳng nhờ nền phúc ấm đắp xây từ trước? Họ ta từ đời Sơ Tổ hàn vi, linh lạc, đã trải biết bao gian nan khó nhọc trong mấy thế đại mới dần dần gây dựng nên một cơ nghiệp hưng thịnh như cảnh tượng ngày nay. Truy niệm công đức của liệt tổ đã ghi chép trong Tộc phổ nhà ta, chúng ta nhận thấy các cụ tề gia phụng tiên, chỉ noi theo một đạo hiếu đễ, hoà mục, mà gây dựng thành nền tảng một gia tộc vẻ vang có chế độ chỉnh đốn, có quy tắc rạch ròi. Cụ Tằng tổ ta lập nhà thờ tại Vạn-Xuân, trí tự điền tại Tiên-Nộn, quy lăng mộ tại Châu-Chữ, đặt ruộng chạp giao cho làng sở tại lo việc tĩnh táo và sắm sinh phẩm hào soạn mỗi lễ Thanh Minh, v.v... Cụ tạ thế trong nửa thế kỷ nhà thờ Vạn-Xuân rủi phải bán đi, vài mươi năm sau Cụ Thúc Dự là cháu nội Cụ lập lại nhà thờ tại Tiên-Nộn, và cúng thêm ruộng tế, vì lúc bấy giờ tằng tôn trưởng là Công Hân làm nghề ruộng ở tại làng. Ngày nay ta được thừa kế một thế nghiệp trang nghiêm như thế, hưởng thụ những công đức viên mãn như kia, há không biết noi gương tiền đại mà lo tô bồi vun quén nền gốc Họ Trần cho được kiên cố thịnh mậu thêm, trước là báo đức đền ơn với lịch đại tổ tiên, sau là kết chặt mối tình cốt nhục giữa họ hàng con cháu. Tháng tư năm Quý-Mùi 1943, Hội Đồng Đại Biểu ba phòng đã xét thấy việc thờ việc họ, có mấy khoảng cần phải sửa sang chỉnh đốn cho hợp với tình thế hiện thời, một là nhà thờ hư nát cần phải tu bổ lại, hai là người chủ tự không còn ở tại làng như trước nữa, thời nhà thờ nên di cấu lên vùng Nam Giao cho con cháu được tới lui gần gủi săn sóc thuận tiện, ba là sửa việc thờ tự lại cho được cộng đồng chu tất, bốn là nghĩ soạn điều lệ về việc họ để cho có quy định về sau. Việc sửa sang cải cách ấy là một công trình to lớn phí tổn trên 5.000 đồng. Lúc mới trù định qua ông Bá Cung, ông Công Điện, tôi và ông Công Dực đều lấy làm lo, song sau khi tờ thông cáo của Đại biểu ba phòng gởi đi kêu gọi tấm lòng hiếu hữu của bà con con cháu, thời ai nấy đều hăng hái lạc tùng, người nghèo cũng hết lòng như người có, bên ngoại cũng như bên nội, số tiền cúng đã quá số dự định. Thấy cái nhiệt tâm của bà con con cháu đối với việc phụng sự tổ tiên như thế, thiệt rất đáng mừng: chủ nghĩa gia tộc nhà ta vẫn kiên cố như cũ, đạo đức luân lý của ông cha ta không phải là hư văn. Tôi, Công-Toại Thanh Đạt, chẳng có gì ngoài một số bạc ít ỏi, xin cúng thêm hai ngàn thước vuông đất tại đồi Quảng-Tế (Dương-Xuân) để lấy chỗ đặt nền nhà thờ và sửa thành cái vườn nho nhỏ cho có một ít cây cối cỏ hoa, để thế cái vườn của cụ Thúc Dự cúng ngày xưa và gọi là tán trợ tấm lòng nhiệt tình của Ông Công Điện lo lắng việc họ ngày nay. ![]() ![]() Ôi! Đồi Quảng Tế chưa chắc là sùng sơn thắng địa, nhà thờ Họ không cần phải tráng lệ nguy nga, sở vọng của tộc nhơn ta là tại nơi tình tương thân tương ái đó thôi. Nguyện con cháu ngày sau hãy bồi dưỡng lấy tinh thần ấy cho ngày thêm bền vững, thời đồi Quảng Tế không sùng sơn cũng là thắng địa, nhà Từ Đường không tráng lệ cũng đủ nguy nga. Vả lại vùng Quảng Tế nằm nơi tịch mịch cao ráo, đây là miệt núi, xóm chùa, hợp với nơi thờ tự, lên Châu-Chữ cũng gần, mà về Tiên-Nộn cũng không xa lắm, huống nay cả ba phòng con cháu đều có nhà vườn ở gần, tới lui hôm sớm, vui tẻ có nhau, tộc nghị lân tình, càng thêm đầm ấm. Và rồi đây bà con con cháu hẳn còn lắm kẻ muốn rủ nhau quây quần trong lối xóm, thời cảnh tượng thịnh vinh của Họ Trần ngày xưa từng thấy ở Vạn-Xuân ắt sẽ được thấy lại ở Dương-Xuân vậy. Lúc bấy giờ, vùng Quảng Tế Nam Giao sẽ hoá thành cái Trần Gia Trang vui vẻ tốt đẹp như trong ý tưởng của tôi chăng, duy cầu Tiên Linh thùy lân gia hộ. Ngày 16 tháng Tư năm Giáp Thân
* - Notes biographiques. Extrait du livre “Souverains et notabilités d'Indochine”, éd. du Gouvernement Général de l'Indochine. (Hanoi: Imprimerie de l'Extrême-Orient, 1943. 1 vol. (xix-112 p.) : portr. ; 24 cm). S.E. Trần Thanh Đạt Ministre de l'Éducation Nationale. Né en 1891 à Thừa Thiên. ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() * - Bài đọc thêm: “Tộc sử họ Trần Công và việc di cấu Từ Đường từ Tiên Nộn lên Dương Xuân” xin mời đọc ở đây. *** Trang Gia Đình : ~.~ GÓC VƯỜN CỦA MẸ ~.~ ![]() |